MyAdvantech Registration

MyAdvantech is a personalized portal for Advantech customers. By becoming an Advantech member, you can receive latest product news, webinar invitations and special eStore offers.

Sign up today to get 24/7 quick access to your account information.

Sản xuất thông minh và 5 điều các doanh nghiệp cần chú ý trong năm 2021 và xa hơn nữa

29/04/2021

Các sản phẩm thông minh đang được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Từ đồng hồ thông minh đến hệ thống an ninh thông minh, người tiêu dùng đã đón nhận những sản phẩm được kết nối với nhau cung cấp liền mạch nhiều chức năng và khả năng khác nhau, tất cả đều có thể tùy chỉnh dựa trên dữ liệu mà các thiết bị này thu thập được về trải nghiệm và sở thích của người dùng trong thế giới Internet of Things ngày nay.

Tương tự, công nghệ IoT công nghiệp (IIoT) là động lực quan trọng trong việc chuyển đổi sang môi trường sản xuất thông minh để hợp lý hóa và kết nối các bước trong quy trình sản xuất rời rạc trước kia. Ngành sản xuất đã chậm hơn so với các ngành khác để kết nối toàn bộ chuỗi cung ứng thông qua các công nghệ thông minh. Trong năm 2021 và xa hơn nữa, hãy tìm kiếm những giải pháp để tăng tốc quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất dựa trên 5 khía cạnh của sản xuất thông minh và hiểu rõ vai trò của mỗi khía cạnh trong việc đạt được hiệu quả cao hơn trong quản lý dòng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất phức tạp, rời rạc.

AI và Big Data

Các nhà sản xuất hiện đang dựa vào việc lập kế hoạch sản xuất và tiền sản xuất phức tạp, kết hợp với kiến thức và hành động thủ công của các thành viên trong nhóm để di chuyển nguyên vật liệu để đáp ứng kế hoạch. Phương pháp này không đáng tin cậy và không hiệu quả vì người điều hành có thể mắc sai lầm và không thể nhìn thấy một cách bao quát quy mô của doanh nghiệp để đưa ra quyết định tối ưu hóa trong thời gian thực. Việc tách biệt các yếu tố liên quan tới nhu cầu và hoạt động sản xuất sẽ làm cho thời gian hoàn thành đơn hàng lâu hơn và tính linh hoạt thấp hơn, ngoài ra việc thiếu dữ liệu sẽ tạo ra sự thiếu minh bạch cho nhiều bên liên quan trong toàn bộ quá trình.

Việc sử dụng hệ thống IoT công nghiệp “chìa khóa trao tay” cho phép theo dõi tự động tình trạng nguyên vật liệu trong toàn bộ quy trình để giúp đáp ứng với chiến lược sản xuất linh hoạt và minh bạch hơn. Việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để vận hành hoạt động trên dữ liệu lớn được tạo ra từ IoT có thể tác động rất lớn đến hiệu quả và tính linh hoạt của việc theo dõi, lập lịch nhập xuất nguyên vật liệu và cải tiến quy trình liên tục để giúp các nhà sản xuất đưa các quyết định phù hợp đến đúng nơi vào đúng thời điểm.

Phân tích

Mặc dù phân tích có thể là một yếu tố của AI, nhưng điều quan trọng là phải nghĩ về nó như một thành phần riêng biệt trong hoạt động sản xuất thông minh. Phân tích hoạt động thông qua các báo cáo, biểu đồ và điểm chuẩn từ dữ liệu giúp người vận hành và người quản lý đưa ra quyết định tốt hơn.

Với việc áp dụng IoT, chúng ta đang có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết để theo dõi và đo lường các quy trình và tiến độ sản xuất. Dữ liệu này có thể giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong nhà máy và có thể dẫn đến các quyết định sáng suốt hơn về quy trình trong nhà kho, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong mọi quy trình, từ chọn và bổ sung đến theo dõi tài sản.

Quan trọng hơn nữa, công nghệ này có thể mang lại khả năng phản hồi theo thời gian thực và tính minh bạch đối với nhiều trường hợp sử dụng ngày nay.R

Robot và Cobot

Robot công nghiệp đã được sử dụng chủ yếu cho các chức năng lặp đi lặp lại, độc lập trong sản xuất. Gần đây, chúng ta thấy các robot có tính linh hoạt và tự chủ cao như máy chuyển vật liệu AGR / AGV và robot hợp tác hoặc cobots có khả năng làm việc cùng với con người để hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp hơn. Trong tương lai, các cobot này sẽ tiếp tục mở rộng vai trò của chúng như là vật mang vật liệu chính, thiết bị kiểm tra và trong các hoạt động chuyển đổi. Những robot thông minh, có thể học tập này sẽ được sử dụng để ra quyết định nâng cao, giúp cải tiến liên tục các quy trình trong môi trường sản xuất thông minh.

Thiết bị biên

Các thiết bị này, được triển khai tại biên của hệ thống, thực hiện chức năng thu thập dữ liệu và tạo dữ liệu. Các nhà sản xuất sử dụng các thiết bị tiên tiến, chẳng hạn như cảm biến, giấy điện tử và hệ thống thị giác máy, cùng với kết quả đầu ra dữ liệu của họ, để thúc đẩy hiệu quả sản xuất.

Tương tự như khái niệm về các sản phẩm thông minh trong đời sống tiêu dùng của chúng ta, các thiết bị này ghi lại và hiển thị dữ liệu quan trọng để chúng ta hiểu các lĩnh vực hoạt động quan trọng đối với chúng ta. Ví dụ: các bảng thông tin hiển thị giá của các mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bán lẻ đang chuyển sang sử dụng các ứng dụng công nghiệp như giấy điện tử e-paper để dễ dàng quản lý và cập nhật.

Phần mềm đám mây

Trong khi người tiêu dùng đang sử dụng rộng rãi các phần mềm đám mây, SaaS đang dần được áp dụng trong ngành sản xuất do những lo ngại về độ tin cậy, tính khả dụng và bảo mật. Tuy nhiên, trường hợp kinh doanh dọc theo các số liệu này rõ ràng đã được thiết lập. Do đó, từ năm 2021 trở đi sẽ chứng kiến việc áp dụng nhiều hơn nữa các ứng dụng được lưu trữ trên đám mây để lên lịch, mua sắm, sản xuất và hơn thế nữa.

Mặc dù việc sản xuất có thể còn cần hơn một thập kỷ nữa mới có thể áp dụng nền tảng đám mây trong toàn ngành, nhưng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các tính năng sản phẩm cụ thể và sự thiếu kiên nhẫn trong việc chờ đợi sản phẩm có lead time dài sẽ dẫn đến việc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu nhiều hơn. Như chúng ta đã thấy với sự thành công của các công ty bán lẻ như Amazon, việc sử dụng đám mây để kết nối các yếu tố kích thích nhu cầu trực tiếp vào sản xuất là một giải pháp có tính thỏa mãn lớn, với lợi ích quan trọng là chi phí tổng thể được giảm xuống.

Hiệu quả là chìa khóa

Năm 2021 hứa hẹn sẽ là một năm năng động nữa của ngành sản xuất. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tùy chỉnh, những lo ngại liên tục về tác động của COVID-19 đối với lực lượng lao động và nơi làm việc, thuê lại các danh mục sản xuất chính, những tiến bộ to lớn trong công nghệ cốt lõi, sự bất ổn kinh tế tiếp tục và thay đổi thái độ đối với các chiến lược sản xuất truyền thống là những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong thời gian tới.

Tất cả những điều kiện này và hơn thế nữa sẽ làm cho việc tìm cách tăng hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bằng cách cung cấp dữ liệu và thông tin chi tiết có ảnh hưởng tới việc ra quyết định hành động, kết nối liền mạch nhu cầu với quy trình sản xuất, cung cấp khả năng “hiển thị” thông tin nhiều hơn cho các bên liên quan và cho phép áp dụng công nghệ mới, IIoT và khả năng liên tục sắp xếp và cải thiện quy trình làm việc sẽ ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong môi trường nhà máy và nhà kho hiện đại.